Hơn 30% bệnh nhân tuổi trên dưới 35, thoái hóa xương khớp đang trở thành ‘kẻ sát nhân thầm lặng’ của giới văn phòng. Các chuyên gia cảnh báo đây là một tác nhân gây tàn phế hàng đầu cần sớm phát hiện, điều trị.
Một cuộc khảo sát mới đây tại Việt Nam cho thấy 30% người bị các bệnh thoái hóa khớp nằm ở độ tuổi xấp xỉ 35. Tỷ lệ này tăng lên 60% đối với người trên tuổi 65 và chiếm đến 85% khi bước qua ngưỡng 80. Tỷ lệ tỷ vong thấp nhưng bệnh xương khớp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.
Thạc sĩ – bác sĩ Tăng Hà Nam Anh, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM cho biết, thoái hóa khớp là quá trình lão hóa không thể đảo ngược. “Con người phải già đi và cái chết là điểm cuối của hành trình sống như một điều tất yếu. Vấn đề là chúng ta phải làm sao để đầu gối ‘chết’ sau cơ thể, để chúng ta có thể đi hết hành trình này một cách vui vẻ, mạnh khỏe”, bác sĩ Nam Anh chia sẻ.
Cơ thể người luôn có hai quá trình xây dựng và phá hủy song hành cùng nhau. Trước tuổi 35, quá trình xây dựng chiếm ưu thế nên cơ thể có thể “lướt” qua những đau đớn, không cảm nhận được sự phá hủy. Đây cũng là lý do người trẻ có nhiều khả năng hồi phục nhanh hơn người già.
Ở xương khớp cũng diễn ra tình trạng tương tự, luôn có sự hư hao của sụn khớp và tiến trình bù đắp, sửa chữa. Tuổi càng lớn thì sự phục hồi càng giảm đi khiến sụn khớp bị hư dần. Theo thời gian, lớp sụn dần bị thoái hóa trở nên xù xì và mỏng đi khiến khớp không thể vận hành tốt. Trường hợp nặng, sụn có thể mỏng, rách đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, xương bị cọ xát, thậm chí bào mòn khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn.
Bác sĩ Nam Anh cho biết, nhiều khi triệu chứng thoái hóa khớp đến từ những dấu hiệu mà người bệnh tưởng như không mấy quan trọng. Đơn cử như leo cầu thang nhói đau khớp gối, hay đau nhức sau khi chạy bộ dù vẫn tập thường xuyên, hoặc đau lúc ngồi xổm, đứng dậy khó khăn… “Việc tầm soát để tìm ra nguyên nhân bệnh rất quan trọng. Khi có dấu hiệu đau nhức, dù là nhỏ nhất cũng không nên chủ quan mà cần đến bác sĩ để được khám và tư vấn và điều trị kịp thời”, bác sĩ khuyên.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Thư, Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy, lượng bệnh nhân đến khám về thoái hóa khớp thời gian gần đây tăng nhanh chóng và có xu hướng trẻ hóa.
“Có những bạn trẻ chỉ 20-30 tuổi, nhất là khối nhân viên văn phòng, đến khám do cơ thể thường xuyên bị đau nhức mỏi mà không rõ nguyên nhân. Nhiều yếu tố gây nên tình trạng này, trong đó thoái hóa khớp chiếm đến 30%”, tiến sĩ Thư nhận xét.
Tình trạng “trẻ hóa” thoái hóa khớp bắt nguồn từ việc ít vận động của giới trẻ hiện nay. Việc cả ngày ngồi trong văn phòng có thể dẫn đến teo cơ do ít vận động, hay “ngồi lỳ” trên ghế dễ gây mỏi mệt. Hoặc chế độ dinh dưỡng không cân bằng dẫn đến béo phì dễ bị thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối… Nhiều người cũng xem việc đau nhức là biểu hiện của tuổi già nên thường chủ quan bỏ qua mà không lưu tâm.
“Thoái hóa khớp được xem là căn bệnh mãn tính, không thể tránh khỏi. Có thể phòng ngừa và làm chậm quá trình này bằng cách tạo cho mình một chế độ sinh hoạt, tập luyện và dinh dưỡng một cách khoa học, hợp lý, nhất là sau tuổi 40”, bác sĩ Thư nhấn mạnh.
Vấn đề cốt lõi của thoái hóa khớp chính là tổn thương sụn. Sụn khớp vốn được cấu tạo từ tế bào sụn (không có khả năng sinh sản và tái tạo sau tuổi trưởng thành) và chất căn bản (có thành phần quan trọng bậc nhất là Collagen Type II). Quá trình lão hóa dẫn đến mạng lưới collagen ngày càng cứng lại và bị tổn thương. Mức độ tổn thương càng nghiêm trọng thì quá trình thoái hóa khớp ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Do vậy, đảm bảo chất lượng và khối lượng của Collagen Type II trong sụn khớp là khâu quan trọng để ngăn ngừa và điều trị bệnh khớp. Cơ thể người lại không hấp thu được Collagen Type II qua đường ăn uống vì các men tiêu hóa sẽ cắt đoạn và thải loại ra ngoài, hoặc biến đổi thành chất dinh dưỡng bình thường.
Theo tiến sĩ James P.Lugo, Giám đốc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, InterHealthe Nutraceuticals (Mỹ) thì việc bổ sung Collagen Type II cho cơ thể đã được giải quyết bằng chất UC-II (hay còn gọi là Collagen Type II không biến tính). Phát minh này đã được cấp bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ và mang lại hiệu quả với độ an toàn cao trong điều trị và phòng ngừa bệnh khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.
Nhờ công nghệ chế tạo nhiệt độ thấp, UC-II sau khi được dùng qua đường uống, một phần (53%) các sợi collagen được tạo thành các acid amin cần thiết cho tái tạo sụn khớp. Số lượng còn lại (47%) vẫn giữ được tính nguyên vẹn cấu trúc và đi đến đoạn cuối ruột non (mãng Peyer’s) để tương tác với các mô lympho đường ruột và tạo ra sự dung nạp miễn dịch, giúp hệ miễn dịch cơ thể điều chỉnh các phản ứng viêm, giúp ngăn chặn sự thoái giáng Collagen Type II trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái tạo, sửa chữa khớp.
Tổng hợp.