Khỏe mạnh với 6 loại thực phẩm bổ thận
Trong xã hội hiện đại, vì sự thay đổi trong thói quen ăn uống, sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi, nên ngày càng có nhiều người mà chức năng thận hoạt động không bình thường. Hãy tham khảo 6 loại thực phẩm bổ thận và những lời khuyên dưỡng sinh dành cho thận dưới đây nhé.
Khi thận bị thương tổn thì có thể dựa vào trị liệu, chế độ ăn uống thích hợp để khống chế và làm chậm quá trình suy yếu các chức năng thận (Ảnh: Pixabay)
Thận là nội tạng vô cùng trọng yếu của cơ thể, có chức năng bài tiết, điều tiết hàm lượng nước, chất điện phân và cân bằng acid, tiết ra hormone. Một khi thận quá tải, gặp vấn đề, thận không bài trừ được những chất phế thải của thân thể người một cách hiệu quả, thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và dinh dưỡng của cơ thể người. Ở trường hợp nghiêm trọng, người bệnh thậm chí cần lọc thận hàng ngày hoặc chết.
Liệu có loại thuốc đặc trị có thể khiến thận cải tử hoàn sinh hay không? Rất khó, nhưng sau khi thận bị tổn thương thì có thể dựa vào trị liệu và chế độ ăn uống thích hợp để làm giảm tốc độ tổn hại của chức năng thận, giảm nhẹ khả năng sinh ra các bệnh biến chứng.
Căn cứ theo “Phân kỳ lâm sàng về mức độ nghiêm trọng của bệnh thận” do Tổ chức Thận quốc gia nước Mỹ”, thời kỳ thứ nhất và thời kỳ thứ hai không có triệu trứng gì của bệnh hoặc triệu trứng bệnh không rõ ràng, có thể chỉ hơi bị váng đầu, phù chân, ăn không ngon miệng, cơ thể hơi khó chịu, do vậy rất bị dễ xem nhẹ. Lúc này, năng lực thích ứng của thận còn khá tốt, nếu phát hiện sớm, chỉ cần có một chút chú ý về sức khỏe, ví dụ như đồ ăn ít dầu, ít muối, vận động nhiều, ngủ đủ, duy trì cân bằng dinh dưỡng, không ăn quá nhiều natri và lòng trắng trứng, kiểm tra theo dõi định kỳ thường xuyên cẩn thận, thì vẫn có thể duy trì chất lượng cuộc sống khá tốt.
Tiến triển đến giai đoạn thứ ba, thứ tư, đã đến mức “bệnh thận kinh niên”, đã xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Nếu vậy thì bắt đầu phải kiêng kỵ nhiều đồ ăn, phải giảm bớt hàm lượng natri, phosphor, protein, dùng các thức ăn có lượng protein thấp để giảm thiểu sự tích tụ của các sản phẩm sinh ra trong quá trình tiêu hóa protein, giảm nhẹ bệnh tình.
Nếu như không may sang giai đoạn thứ năm, đến mức chức năng của thận giảm xuống nghiêm trọng, xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng tiểu đường như có chỗ phù, buồn nôn, không ngủ được, thiếu máu nghiêm trọng, miệng có mùi khai nước tiểu, thì thông thường cần phải tiến hành lọc thận. Nếu không thì độc tố tích tụ trong cơ thể sẽ liên tục làm hại thân thể, dẫn đến các bệnh biến chứng nghiêm trọng hơn phát sinh. Lúc này càng phải ăn uống kiêng khem hơn nữa, không được lơ là, nếu không sẽ dễ ăn phải đồ ăn làm hại thận.
Vậy người bị bệnh thận nên ăn những loại thực phẩm nào? Câu hỏi này cũng không có đáp án cố định, câu trả lời tùy theo tình trạng thân thể người bệnh cùng quá trình mắc bệnh. Mức độ mắc bệnh khác nhau cũng cần có những chú ý khác nhau trên phương diện ăn uống. Cho nên vẫn cần tìm bác sĩ chuyên khoa để khám, chữa bệnh và cho các lời khuyên dinh dưỡng tương ứng.
6 loại thực phẩm sau đây nếu ăn một chút hàng ngày thì có tác dụng hữu ích và duy trì thận khỏe mạnh:
1. Rau thơm
Rau thơm có chứa các chất dinh dưỡng như sắt, canxi, phốt pho, protein, vi-ta-min A, vi-ta-min C cùng các loại vi-ta-min B, có tác dụng kích thích ngon miệng, trừ hàn giải độc, điều chỉnh chức năng dạ dày và ruột. Mỗi ngày ăn một ít rau thơm không chỉ trợ giúp thận bài xuất độc tố tích lũy trong thân thể mà còn có thể giữ cho thận khỏe mạnh. Rau thơm ép nước dùng để uống hoặc thêm một ít nước hoa quả khác đều rất tốt.
2. Sơn dược
Sơn dược
Sơn dược có dinh dưỡng phong phú, vừa có thể dùng làm thuốc, vừa có thể dùng làm thức ăn, là loại thực phẩm rất tốt. Sơn dược có chứa các chất như saponins, dopamine, amylase, polyphenol oxidase, có công hiệu rất tốt cho việc tăng cường sức khỏe thân thể, bổ thận dưỡng sinh.
3. Đậu đen
Đậu đen có thể bổ thận, giải độc, nhất là thích hợp với người thận hư.
Đậu đen có vị ngọt vừa phải, có công hiệu bổ thận, giải độc, tăng độ ẩm cho da, giúp cơ thể mạnh mẽ, chống ô-xy hoá, chống lão hóa, lưu thông máu, rất thích hợp với người bị thận hư. Điều cần lưu ý là đối với người bị bệnh thận mãn tính xuất hiện hiện tượng chức năng thận bị suy kiệt thì không nên ăn đậu cùng các loại chế phẩm từ đậu, kể cả đậu đen.
4. Sò
Sò có tính hàn, có các chất phong phú như canxi, phốt pho, i-ốt, sắt, vitamin, protein, a-xít amin, taurine, carbonhydrate. Sò có tác dụng bổ thận sáng mắt tiêu đờm, tư âm, nhuận táo, lợi tiểu tiêu phù.
5. Cẩu kỷ
Cẩu kỷ
Cẩu kỷ chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, bao gồm: protein thô, chất béo thô, riboflavin, caroten, carbonhydrate, và các loại nguyên tố như đồng, Kali, Na-tri, canxi, Ma-giê (Mg), man gan, kẽm. Trung y cho rằng, cẩu kỷ có thể bổ thận lợi gan, sáng mắt an thần, gân cốt cứng rắn, tăng trưởng cơ bắp, dùng cẩu kỷ với nước sôi, nấu canh dùng để uống, có thể tăng cường chức năng thận.
6. Bắp cải
Bắp cải
Bắp cải giàu vi-ta-min C, E và carotene, có chứa nhiều các chất hóa học từ thực vật có thể giải trừ các gốc tự do trong cơ thể. Nếu như người bị bệnh thận từng tiếp nhận điều trị lọc thẩm tách thì có thể thử ăn nhiều bắp cải.
Những lưu ý khác
Người Việt Nam có thói quen ăn mặn, ăn vào hàm lượng natri tương đối cao, như vậy ít nhiều sinh ra bệnh cao huyết áp và bệnh thận. Chúng ta nên tạo một thói quen ăn uống tốt, ăn đồ tươi mới, nguyên liệu nấu ăn là từ thiên nhiên, tránh thịt khô, cá muối, đồ hộp và các loại đồ ăn có hàm lượng natri cao khác, ăn ít muối (mỗi ngày ăn lượng muối tối đa 6 gram), cũng nên ăn ít các đồ gia vị như hạt tiêu, xì dầu, dấm đen.
Khi nấu canh thịt, nồi lẩu súp nấu chín quá lâu thì hàm lượng lớn purine sẽ hòa tan trong đó, ăn vào sẽ khiến cho axit uric bị tích lại trong máu, gây tổn hại thận, cũng có thể dẫn đến bệnh gút. Trong hải sản có một số chất mà dưới tác dụng của bia sẽ tăng cao hàm lượng axit uric trong máu. Vì vậy phải tránh ăn nhiều hải sản khi uống bia. Làm như vậy mới tránh khỏi bị bệnh gút và các bệnh thận có liên quan tới bệnh gút.
Ngoài ra các loại dược phẩm chữa cao huyết áp, bệnh tim, bệnh tiểu đường, xơ gan, bệnh tự miễn dịch cùng với một số chất kháng sinh, đại đa số thuốc giảm đau, các loại thảo dược trung y không rõ lai lịch v.v. đều có thể có ảnh hưởng đối với sức khỏe của thận. Vì vậy những người bị bệnh thận mãn tính cần rèn cho mình thói quen đi kiểm tra thận định kỳ. Không nên tùy ý uống các loại dược phẩm không rõ lai lịch. Nếu như phát hiện chức năng thận trở nên kém, thì cố gắng nhanh chóng chạy chữa, cẩn thận với các phương thuốc dân gian không rõ nguồn gốc tránh làm cho bệnh tình thêm nghiêm trọng.